Cá Bống dừa
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Cá to có chiều dài thân trên 10 cm với trọng lượng cá thể từ 15 gram trở lên, cá nhỏ chiều dài thân dưới 7cm, trọng lượng cá thể dưới 10 gram.
Đầu dẹp bên, rộng lớn hơn cao thân. Mõm tù, hướng lên. Miệng trê, rộng, rộng miệng tương đương chiều dài xương hàm trên. Rạch miệng xiên, kéo dài tới đường thẳng kẻ qua giữa mắt. Răng nhọn, mịn, xếp thành nhiều hàng trên mỗi mõm hàm. Không có râu. Mắt tròn, nhỏ, lệch về phía lưng của đầu, gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. Lưỡi rất phát triển, dẹp bằng, đầu lưỡi tròn. Phân trán giữa hai mắt rộng, cong lõm và tương đương hai lần đường kính của mắt.
Thân cá mập, phần trước hơi dẹp bằng, phần sau hơi dẹp bên, đường lưng lõm xuống ở trán. Cuống đuôi thon dài, vảy nhỏ, phủ khắp thân và đầu (trừ mõm).
Đầu và phần trước của thân phủ vảy tròn, phần sau phủ vảy lược, vảy phủ lên gốc vi ngữ và không quá 1/2 vi đuôi.
Khoảng cách giữa hai vi lưng nhỏ hơn chiều dài gỗ vi lưng thứ nhất. Cơ gốc vi ngực phát triển. Hia vi bụng tách rời nhau. Vi đuôi tròn, cơ gốc vi đuôi phát triển.
Cá có màu nâu đỏ hoặc nâu vàng, có nhiều sọc nhỏ màu nâu hoặc xám tạo thành vân. Mặt lưng có 3 điểm đen: Một ở sau đầu, một ở gốc vi lưng thứ nhất và một ở gốc vi lưng thứ hai. Mặt bên thân có nhiều đốm đen to. Vi ngực màu cam với nhiều hàng chấm song song nằm với các tia vi, rìa vi bụng màu cam. (Trần Giảng, 2010)
Cá bống dừa (O. urophthalmus) là loài cá có miệng cận trên, to và co duỗi được; răng hàm mịn và nhọn; thực quản ngắn; dạ dày và ruột ngắn, có dạng hình chữ Y, có vách dày và nhiều nếp gấp ở mặt trong.
Phân bố
Ở Việt Nam: Phân bố dọc tuyến sông Hậu
Tập tính
Cá thường sống trong các hang hốc, khe giữa hai bẹ dừa nước hay bọng trái dừa,… Cá có thể vùi dưới bùn rất lâu và sống trong điều kiện mực nước cạn hoặc ít nước. Đây là loài cá thích nghi với điều kiện nước ngọt và lợ.
Cá bống dừa là loại cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn chủ yếu là giáp xác, cá con và thân mềm. Thành phần thức ăn trong ruột cá bống dừa gồm 5 nhóm chính là phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, giáp xác, cá con và thân mềm.
Sinh sản
Trong suốt 12 tháng tuyến sinh dục của cá bống dừa đều có xuất hiện đến giai đoạn IV trong 6 giai đoạn phát triển của thang thành thục sinh dục của cá, điều này cho thấy mùa vụ sinh sản của cá bống dừa là quanh năm và tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 6. (Võ Thành Toàn 2014)
Hiện trạng
Đang được khai thác và nuôi ở một số nơi.
Tài liệu tham khảo
1. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá bống dừa. Tác giả: Võ Thành Toàn, Trần Đắc Định và Nguyễn Thị Kim Liên 2014
2. Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống có giá trị kinh tế ở Hậu Giang (Trần Giảng, 2010)
3. Đặc điểm sinh học của một số loài cá bống phân bố ở Sóc Trăng (Tô Thị Mỹ Hoàng, 2009)
4. http://www.marinespecies.org/aphia.php?p=taxdetails&id=281957